KHẢO-LUẬN

 

 

II.
BINH-KHÍ CỔ-TRUYỀN

 

3 - Binh-Khí Cán Dài

 

       

MÂU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

          Mâu (矛) là binh-khí đã có từ thủa xa xưa.

        Thời-đại « Xuân-Thu » (春 秋 時 代) - 722-481 trước CN, cây Mâu nổi tiếng là « Khuất-Lư Mâu (屈 閭 矛) » của Việt-Vương Câu-Tiễn đã dâng tặng Ngô-Vương Phù-Sai.

        Thời Tam-Quốc Chiến (220-280 sau CN), cây Mâu lừng danh là « Trượng Bác-Xà-Mâu» 杖 剝 蛇 矛 của Trương-Phi (Zhang Fei - 張 飛), nghĩa-đệ của Quan-Vũ (Guan Yu - 關 羽).

        Thời Nhà Ðường (618-907 sau CN) và thời Nhà Kim (1111-1234 sau CN), Mâu (矛) còn được gọi là «Sóc - 槊».

 

« Thiết Mâu cổ »
古 鐵 矛
Thời Triều Hán - 206~220 CN.

« Đốc Thiết Mâu cổ »
鐵 矛
Thời Triều Hán - 206~220 CN.

 

       Mâu (矛) gồm có bốn thành-phần :
       - 1. Mâu-Nhận 矛 刃 : đó là phần Lưỡi Mâu gồm có Mũi Mâu gọi là «Tiêm» (尖) ; ;
       - 2. Mâu-Khố 矛 袴 : đó là phần Chuôi Mâu để tra Cán Mâu vào và để gắn Ngù (Ngù - 巣) ;
       - 3. Mâu-Bính 矛 柄 : đó là phần Cán (杆) Mâu, còn được gọi là Hãn (捍) Mâu hay Bá (靶) Mâu.
       - 4. Mâu-Bả 矛 把 : đó là phần Đốc Mâu ; khi được bịt đầu bằng đồng hay sắt thép cho bằng-phẳng thì gọi là «Đối» (鐓), lúc được bịt bằng đồng hay sắt thép hình tròn như đầu Dùi-Trận thì gọi là «Tỗn» (鐏).

       Môn-sinh Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam cần biết phân-biệt giữa cây Xà-Mâu Trung-Hoa và cây Xà-Mâu Đại-Việt. Hai thứ Xà-Mâu này hoàn-toàn khác-biệt nhau.


       Lưỡi Xà-Mâu 蛇 矛 Đại-Việt

          Lưỡi Xà-Mâu Đại-Việt được cấu-trúc lượn uốn theo hình toàn thân rắn và có đầu rắn ngóc lên về phía Mâu-Nhận (矛 刃) và gồm có Hai loại :

          1 - Loại Xà-Mâu thời Trung-cổ : Đây là một loại Binh-Khí Cán Dài rất thông-dụng ở nước Đại-Việt, nhất là về thời Nhà Hậu-LÊ (1533~1789), đặc-biệt cấu-trúc đặng sử-dụng dưới đất để khắc-trừ Thuẫn-Khiên và sử-dụng trên lưng ngựa để khắc-chế Đao, Thương, Kiếm, Kích, Siêu, Phủ, tức là vừa có thể dùng đánh trên Bộ (Bộ-Binh), vừa có thể dùng đánh trên Ngựa (Kị-Binh) :

« Xà-Mâu - 蛇 矛 » thời Trung-Cổ của Đại-Việt.
(Lưỡi Mâu uốn lượn theo hình toàn Thân Rắn và có Đầu Rắn ngóc lên về phía Mâu-Nhận)

( Tín-dụng Ảnh : Bình-Định Sa-Long-Cương )



Võ-Sư Trịnh Quang Thắng của Hệ-Phái Võ-Trận Bình-Định Sa-Long-Cương
sử-dụng « Xà-Mâu - 蛇 矛 » đặc-thù của Đại-Việt trên lưng ngựa lúc thao-diễn
Thế « Loa Mâu Hạ Bác - 螺 矛下剝 ».


( Tín-dụng Ảnh : Võ-Trận Đại-Việt Academy )

          2 - Loại Xà-Mâu thời Cận-Đại :  Đây là một loại Binh-Khí Cán Dài được chế-tác vào khoảng Thế-kỷ 19 từ lưỡi Xà-Mâu thời Trung-cổ của Đại-Việt, nghĩa là cấu-trúc lượn uốn theo hình toàn thân rắn và có đầu rắn ngóc lên về phía Mâu-Nhận (矛 刃), tuy-nhiên không có cạnh bén và chỉ sử-dụng trên Bộ để khắc-trừ Thuẫn-Khiên Đao. Loại Xà-Mâu này thường được dùng để huấn-tập trong các Võ-Đường trước đây.

Gợi-ý Hình Xà-Mâu - 蛇 矛
của Đại-Việt.

(Tín-dụng Ảnh : pngimg.com)

« Xà-Mâu - 蛇 矛 » Thời Cận-Đại của Việt-Nam.
(Lưỡi Mâu uốn lượn theo hình toàn Thân Rắn và có Đầu Rắn
ngóc lên về phía Mâu-Nhận)



      Loại Xà-Mâu thời Cận-Đại này, cũng như những Vũ-Khí Trung-Cổ của Đại-Việt, đã được sử-dụng bởi Dân-quân đứng lên chống lại quân xâm-lăng người Pháp vào cuối Thế-Kỷ 19 (từ năm 1883 đến năm 1892), trong cuộc « Khởi-Nghĩa Bãi Sậy » dưới sự thống-lãnh của Tướng-quân Nguyễn-Thiện-Thuật, rồi dười « Chiến-Dịch Cần-Vương » của Tướng-soáy Mai-Xuân-Thưởng, đáp lời kêu gọi của Hoàng-Đế Hàm-Nghi Triều NGUYỄN.

« Xà-Mâu » của Đại-Việt Thời Cận-Đại (khoảng 1884-1885)
thiết-kế dưới hình-thức đõn-giản-hóa cho Dân-quân sử-dụng.


(Tín-dụng Ảnh : Chiến-Lợi Phẩm - Bs Hocquard)

         Ngoài ra, vào cuối Thế-Kỷ 19, có một loại Binh-Khí Cán Dài khác cũng đã được chế-tác tại Đại-Việt bằng cách phối-hợp Ngọn Lao với Hai Lưỡi Xà-Mâu Thời Cận-Đại thiết-kế dưới hình-thức đơn-giản-hóa kể trên và gia thêm Hai Móc Ngạnh sắc bén hướng ngược về Lao-Khố và được gọi là « Song-Mâu Xoa 雙 矛叉 » (Tức là thuộc về Hạng Binh-Khí Cán Dài « Đinh-Ba »).

« Song-Mâu Xoa - 雙 矛叉 » Việt-Nam Thời Cận-Đại
dùng trang-hoàng Bảng Sưu-Tập Vũ-Khí Trung-Cổ
đúng hơn là dùng cho chiến-trường.
- Việt-Nam - Cuối Thế-Kỷ 19 -


(Tín-dụng Ảnh : ashokaarts.com)

« Song-Mâu Xoa - 雙 矛叉 » Việt-Nam Thời Cận-Đại
dùng trang-hoàng Bảng Sưu-Tập Vũ-Khí Trung-Cổ
đúng hơn là dùng cho chiến-trường.
- Việt-Nam - Cuối Thế-Kỷ 19 -


(Tín-dụng Ảnh : ashokaarts.com)


              Tuy-nhiên Loại Binh-Khí « Song-Mâu Xoa 雙 矛叉 » này được thiết-kế để dùng trang-hoàng Bảng Sưu-Tập Vũ-Khí Trung-Cổ đúng hơn là dùng cho chiến-trường.



       Lưỡi Xà-Mâu 蛇 矛 Trung-Hoa

          Lưỡi Xà-Mâu Trung-Hoa thì lượn uốn theo hình đuôi rắn và có gắn móc ngạnh hướng về phía Mâu-khố (矛 袴).

« Xà-Mâu - 蛇 矛 » cổ-truyền của Trung-Hoa.
(Lưỡi Mâu uốn lượn theo hình Đuôi Rắn và có gắn Móc-ngạnh hướng về phía Mâu-khố)

( Tín-Dụng Ảnh : Trần Hưởng Công 陈 享 公 )


          Đó là loại Binh-Khí Cán Dài phôi-thai từ sự kết-hợp giữa « Câu-Thương 鈎 槍 » và « Xà-Thương 蛇 槍 » :

« Câu-Thương - 鈎 槍 » của Trung-Hoa

« Xà-Thương - 蛇 槍 » của Trung-Hoa


          Ngày nay, những Phim Bộ Trung-Hoa đều dùng Lưỡi Thiệt Xà-Thương để thay thế lưỡi Xà-Mâu cổ-truyền thời Tam-Quốc Chiến (vin trường-hợp cây Xà-Mâu trứ-danh của Hùng-Tướng Trương-Phi - Zhang Fei 張 飛).
          Sự-kiện này qui-nạp cho lắm người hiện-tại sự nhầm lẫn không sao tránh khỏi giữa Xà-Mâu thiết-kể để đâm xuyên thủng Thuẫn-Khiên với Xà-Thương 蛇槍 là một binh-khí không thể nào thực-thi nổi điều đó (Xin xem hình-ảnh dưới đây) :

« Xà-Thương - 蛇 槍 » thiết-kế dưới dạng « Thiệt-Xà Thương - 舌 蛇 槍 ».
(Lưỡi Thương uốn lượn theo hình Lưỡi Rắn chẻ đôi ở đầu lưỡi)

(Tín-Dụng Ảnh : Aliexpress)


Gợi-ý Hình Thiệt-Xà Thương - 舌 蛇 槍
của Trung-Hoa.

(Tín-dụng Ảnh : dwellingintheword.wordpress.com)



Phim Bộ « Tam Quốc Diễn Nghĩa - 三國演義 » của Trung-Hoa đều dùng một cách sai-lầm
Lưỡi « Thiệt-Xà Thương - 舌 蛇槍» để thay thế lưỡi « Xà-Mâu - 蛇 矛 » cổ-truyền
.

(Tín-Dụng Ảnh : vothuat.vn)


Hình-ảnh Trương-Phi - Zhang Fei 張 飛) sử-dụng
Xà Thương - 舌 蛇 槍 thay vì sử-dụng.Xà-Mâu - 蛇 矛

(Tín-dụng Ảnh : vothuat.vn)


Tranh cũng vẽ sai-lầm Trương-Phi - Zhang Fei 張 飛) sử-dụng
Xà Thương - 舌 蛇 槍 thay vì sử-dụng.Xà-Mâu - 蛇 矛.

(Tín-dụng Ảnh : reddit.com)



(Còn tiếp...)

 

Ban Võ-Sư Hệ-Phái
VÕ-TRẬN ĐẠI-VIỆT
Bình-Định Sa-Long-Cương
FRANCE

 

 

 

 

 

 

Copyright © 2004 - 2018 by ACFDV - All rights reserved.